Sau một thời gian luyện tập song song Yoga và thể hình, các khớp của anh ít bị đau hơn, các cơ linh hoạt hơn và anh cảm thấy thư thái hơn sau mỗi buổi tập.
Tác giả Ivan Blazquez, hiện là một huấn luyện viên thể hình tại bang Louisiana, Mỹ. Anh đã có kinh nghiệm 21 năm tập luyện và 13 năm làm huấn luyện viên thể hình, anh đã chia sẻ những điều cực kỳ quý báu về suốt quá trình tập luyện nhiều năm của bản thân.
Điểm đặc biệt trong phương pháp luyện tập này khiến nhiều Gymer quan tâm, thay vì sử dụng các thực phẩm từ thịt, anh đã khéo léo “kết hợp các bài tập Yoga” vào chương trình luyện tập của mình.
Vào năm 2008, sau 14 năm luyện tập thể hình, anh cảm thấy cơ thể có dấu hiệu xuống dốc. Anh nhận thấy có những tiếng lục khục nhỏ ở khớp vai và đầu gối, các nhóm cơ: vai – lưng – hông không còn linh hoạt nữa. Anh dễ dính chấn thương hơn và có nguy cơ bị viêm xương khớp. Đặc biệt, anh thấy có hiện tượng cứng cơ vào các buổi sáng. Anh nhận ra rằng các bó cơ trên cơ thể bị rút ngắn lại hơn bình thường sau một thời gian dài luyện tập liên tục các bài tập sức mạnh có phạm vi kéo/ đẩy ngắn (Nằm ghế đẩy tạ đòn, ngồi đẩy tạ đơn qua đầu, ngồi xổm gánh tạ…). Và để giảm bớt nguy cơ chấn thương cũng như các vấn đề về khớp, anh đã tìm đến Yoga. Sau một thời gian luyện tập song song Yoga và thể hình, các khớp của anh ít bị đau hơn, các cơ linh hoạt hơn, ngoài ra, anh còn thấy thư thái hơn sau mỗi buổi tập.
Ngoài ra, anh cũng đưa ra một số trường hợp dễ dính chấn thương khi luyện tập thể hình như sau:
– Một người có cơ hông và cơ đùi sau căng, cứng, thì bài tập deadlift sẽ không phù hợp và khá nguy hiểm. Bởi vì khi đó xương sống không còn nằm ở vị trí tự nhiên mà nghiêng về phía trước, cơ hông và cơ đùi sau căng làm tăng sức ép lên phần đĩa đệm có thể gây vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm…
– Một người có khớp vai mở hẹp, khi thực hiện các bài đẩy tạ qua đầu sẽ dễ bị chấn thương hơn. Các cơ bao quanh nó chưa được luyện tập để giãn ra tốt hơn, kèm theo sức nặng của tạ sẽ khiến cho cơ bị quá tải và dẫn đến chấn thương…
Vậy Yoga có ưu điểm gì mà lại có thể giúp được Ivan Blazquez?
Nếu tập Gym hầu hết là các bài tập nhằm nâng cao sức mạnh của các khối cơ, việc tập sức mạnh quá nhiều sẽ vô hình chung tạo nên sức ép lên các khớp xương (đặc biệt ở đầu gối, lưng, cổ và vai) thì tập Yoga lại thiên về các bài tạo sức bền, độ dẻo dai của cơ- xương- khớp. Áp dụng hơi thở và cách thở trong Yoga vào tập luyện Gym là một sự kết hợp tuyệt vời giúp cho bạn siết cơ một cách tối đa, không bị hụt hơi và tăng sự tập trung khi tập luyện. Đồng thời bạn sẽ thấy thực sự thoải mái sau mỗi bài tập, do hít thở đúng cách làm cho các khối cơ của bạn luôn đạt trạng thái đủ oxy, tình trạng căng cứng cơ sau tập sẽ giảm đáng kể.
Bên cạnh đó Yoga bao gồm rất nhiều các động tác tác động trực tiếp vào các khớp như: vai, cổ, háng, lưng… Giúp cho các khớp tại các vị trí tác động đến trở nên linh hoạt hơn, dẻo dai hơn. Trong Yoga người ta dùng thuật ngữ là: “mở khớp”. Điều này cực kỳ tốt đối mới các Gymer (đặc biệt 1 số bạn có khiếm khuyết về cơ thể như trường hợp Ivan Blazquez đã chia sẻ ở trên) khi bạn được mở khớp tốt, phạm vi vùng khớp của bạn sẽ di chuyển được rộng hơn, giúp bạn có thể thực hành nhiều bài tập thể hình hơn và ít gặp chấn thương hơn.
Tuy nhiên, là một Gymer bạn quen mới các bài tập sôi động, bạn cảm thấy chia sẻ của Ivan Blazquez rất hay nhưng bạn lại lo ngại các bài tập Yoga nhàm chán. Bạn yên tâm hiện nay có rất nhiều dòng yoga phù hợp mới bạn trẻ năng động, nên bạn đừng ngại khi đăng ký lớp tập yoga 2-3 buổi/ tuần xen kẽ với các buổi tập gym, tập với máy chạy bộ và hãy đừng quên áp dụng những gì được học về yoga vào gym, bạn sẽ thấy những hiệu quả tuyệt vời mà bản thân bạn không ngờ tới.
Lắng nghe cơ thể bạn và yêu quý bản thân chính là phương pháp tập luyện Yoga mang đến cho một Gymer cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và tràn đầy năng lượng.
(Nguồn: Thể thao Việt Nam)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét